1. Bệnh đạo ôn (cháy lá)
Dấu hiệu nhận biết:
Bệnh đạo ôn còn gọi là bệnh cháy lá. Đây là bệnh gây thiệt hại nghiệm nặng nề về sản lượng lẫn chất lượng. Bệnh đạo ôn gây hại từ giai đoạn mạ hoặc sau khi gieo cấy đến giai đoạn trổ. Bệnh thường xuất hiện ở những bộ phận của lúa như trên lá, cổ bông, cổ gié, đốt thân và trên hạt.
• Trên lá lúa: thường xuất hiện chấm nhỏ màu xanh xám nhạt trên lá. Lâu dài, vết bệnh lớn dần có hình thoi có màu xám tro; xung quanh nâu đậm. Khi bệnh nặng các vết bệnh nối liền nhau làm cho lá bị cháy. Nơi bị nhiễm nặng có thể bị cháy trụi hoàn toàn, bộ rễ bị thối và lúa không hồi phục
• Trên đốt thân: vết bệnh màu nâu bao quanh đốt thân làm đốt khô, teo lại. Các đốt thân gần gốc bị mục ra làm cho gốc bị gãy đổ.
• Cổ bông, cổ gié: vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu đen đoạn cổ giáp tai lá về sau lớn dần làm cổ bông héo, bông lúa trắng hoặc lép lửng.
• Trên hạt: Vết bệnh không định hình, có màu nâu xám. Nấm đen ký sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị bệnh là nguồn truyền bệnh sang vụ khác.
Cách phòng tránh bênh đạo ôn (cháy lá)
• Vệ sinh đồng ruộng: dọn sạch rơm rạ và cỏ dại.
• Ưu tiên trồng giống kháng hoặc có khả năng chống chịu bệnh đạo ôn cao.
• Bón phân hợp lý giữa phân chuồng và N:P:K, bón tập trung ở giai đoạn đầu, giai đoạn sau giảm liều lượng tùy theo mức độ của cây lúa.
• Không để nước ngập sâu kéo dài.
• Theo dõi và thăm đồng thường xuyên.
• Đối với bệnh đạo ôn cổ lá, cổ bông, cần theo dõi chặt chẽ thời gian lúa vào trỗ. Đặc biệt, khi thời tiết diễn biến thất thường. Bà con cần hết sức lưu ý.
2. Bệnh khô vằn (đốm vằn)
Dấu hiệu nhận biết:
• Bệnh khô vằn có tên gọi khác là đốm vằn, ung thư. Đây là bệnh thường gặp trên cây lúa. Bệnh thường xảy ra trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm, ít ánh sáng.
• Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng và trổ.
• Lúa mới nhiễm nấm có biểu hiện ở bẹ lá giáp mực nước, vết bệnh có dạng đốm loang lổ như da beo, màu xanh xám, viền nâu, sũng nước; dần dần đốm bệnh ăn sâu vào bẹ lá làm bẹ lá vàng, khô và chết dần; nấm còn ăn lan lên trên cho tới lá đòng. Lâu dài, sẽ xuất hiện những nấm nhỏ mày nâu xám, cứng. Sau đó, sẽ rụng, rơi xuống nước lây lan qua bụi lúa bên cạnh hoặc nằm dưới đất, trong rơm rạ, tàn dư thực vật là nguồn lây lan bệnh chủ yếu.
Cách phòng tránh bệnh khô vằn:
• Gieo cấy đúng thời vụ, mật độ gieo cấy hợp lý không quá thưa cũng không quá dày.
• Bón phân đầy đủ và cân đối.
• Thường xuyên theo dõi và vệ sinh đồng ruộng
• Quản lý nguồn nước, tránh trường hợp để mức nước quá cao trong trường hợp bệnh tấn công mạnh.
3. Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá
Dấu hiệu nhận biết:
Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá là bệnh do virus gây ra. Lúa bị bệnh vàng lùn biểu hiện lá lúa từ màu xanh nhạt chuyển dần sang màu vàng nhạt, vàng da cam rồi vàng khô. Nó thường xuất hiện từ chóp lá, lan dần vào phía bẹ lá.
• Cây lúa bị bệnh lùn xoắn lá biểu hiện như sau: Cây lúa bị lùn, màu lá xanh đậm. Rìa lá bị rách và gợn sóng, dọc theo gân lá có bướu. Chóp lá bị biến dạng, xoăn tít lại. Cây lúa bị nghẹn không trổ đòng được, hạt lép. Rầy nâu chích hút vào cây lúa bị bệnh và mang theo virus gây bệnh.
• Cây lúa bị bệnh lùn xoắn lá sinh trưởng còi cọc, cây thấp lùn; chiều cao cây, chiều dài lá, rễ… đều bị giảm sút, co ngắn lại khoảng 40 – 60% so với cây lúa bình thường. Bông lúa ngắn, ít hạt, lép lửng dẫn đến thất thu hoàn toàn hoặc giảm năng suất nghiêm trọng.
Cách phòng tránh bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá
• Cần cày bừa, làm đất kỹ, vùi lấp tàn dư và nguồn bệnh
• Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, dọn sạch các tàn dư và ký chủ trung gian của bệnh.
• Gieo cấy tập trung, đồng loạt theo khuyến cáo
• Ưu tiên sử dụng các giống lúa kháng bệnh, có khả năng chống chịu bệnh.