ỐC BƯƠU VÀNG HẠI LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ TẬN GỐC

Ốc bươu vàng hại lúa đã khiến cho nhiều bà con nông dân phải lo lắng về hậu quả mà chúng gây ra. Qatar Chemical sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích về loài ốc này và phòng trị chúng bằng cách biện pháp hiệu quả.

Tổng quan về loài ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa là một trong những đối tượng nguy hiểm thường xuất hiện phổ biến trên đồng ruộng. Ốc bươu vàng sinh sản rất nhanh nên việc phát hiện cũng như thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời sẽ cần thiết cho bà con nông dân canh tác lúa.

Ốc bươu vàng ăn lúa có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ với tên khoa học là Pomacea Canaliculata. Loài ốc này được du nhập vào Việt Nam từ năm 1985 – 1988 và trở thành loài sinh vật gây hại nghiêm trọng nhất trong nền nông nghiệp nước ta.

Ốc bươu vàng được xem là loài ốc gây để lại nhiều hậu quả cho đồng ruộng
Ốc bươu vàng được xem là loài ốc gây để lại nhiều hậu quả cho đồng ruộng

Đặc điểm hình dáng và cấu tạo của loài ốc bươu vàng hại lúa

Ốc có dạng mập tròn với cấu tạo bao gồm đầu, thân và chân. Đầu ốc có hai đôi xúc tu là một đôi dài và một đôi ngắn. Phần đầu và chân ốc thò ra ngoài để di chuyển, toàn bộ cơ thể được bảo vệ trong lớp vỏ. Thân ốc thì nằm trên chân với dạng khối xoắn ẩn trong vỏ. Chân của chúng có hình đĩa, màu trắng kem và nằm ở phía bụng.

Trứng ốc bươu vàng ăn lúa thường có màu đỏ hồng đậm lúc mới đẻ, màu hồng nhạt khi trứng gần nở và sẽ bám thành chùm ở trên vật cứng hoặc thân cây.

Vòng đời phát triển của ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng là loài đẻ trứng thành ổ trong thời gian 3 tiếng. Mỗi ổ trứng khoảng 200 đến 300 trứng, và với điều kiện thích hợp thì có thể tăng dần lên mức 500 đến 600 trứng.

Vòng đời trung bình của loài ốc này gây hại trên lúa là 60 ngày qua các pha phát triển là trứng, ốc non, ốc trưởng thành. Chúng có thể sống lâu tới 4 – 6 năm. Trứng nở thành ốc non sau 7 đến 15 ngày. Ốc non phát triển trong vòng khoảng 15 đến 25 ngày. Giai đoạn ốc lớn sẽ kéo dài sau 26 đến 59 ngày.

Loài ốc này có thể sống ở trên cạn và dưới nước. Với điều kiện khô hạn, chúng sống trong đất 6 tháng bằng cách đóng nắp rồi vùi sâu vào trong đất. Với môi trường ô nhiễm, thiếu oxi thì chúng cũng có thể tồn tại được.

Ốc bươu vàng hại lúa có khả năng sinh sản nhanh từ 200-300 trứng
Ốc bươu vàng hại lúa có khả năng sinh sản nhanh từ 200-300 trứng

Đặc tính gây hại của ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng gây hại như thế nào trên đồng ruộng? Cùng điểm qua một số đặc điểm gây hại của ốc cụ thể dưới đây:

  • Ốc ẩn náu trong bùn, bờ mương, bờ ao nên khó để bà con phát hiện. Khi gặp điều kiện thuận lợi như có thức ăn phù hợp, ốc bươu vàng sẽ bùng phát gây hại và phát tán rất mạnh.
  • Loài ốc này sẽ cắn ngang chồi lúa, cây lúa non và gây thiệt hại nặng về năng suất. Ốc bươu vàng hoạt động chủ yếu là vào sáng sớm, chập tối và buổi đêm. Một con ốc bươu vàng (mật độ từ 2 đến 3 con trên mỗi m2) sẽ gây hại trong giai đoạn từ 3 đến 20 ngày sau khi sạ sẽ giảm năng suất lúa xuống 15 – 20%.
  • Nếu mật độ của ốc tăng gấp đôi từ 6 đến 10 con trên mỗi m2 thì hậu quả là ruộng lúa có thể bị mất trắng chỉ sau một đêm.

Biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng hại lúa đơn giản, hiệu quả

Thực hiện canh tác đồng ruộng định kỳ để kịp thời xử lý nếu có dấu hiệu gây hại từ ốc bươu vàng
Để hỗ trợ bà con canh tác lúa thuận lợi, phòng trừ ốc bươu vàng phá hoại mùa màng thì mọi người có thể tham khảo các biện pháp như sau:

Phương pháp chăm sóc phòng ngừa ốc bươu vàng gây hại cây lúa

Để kịp thời phòng ngừa cũng như sớm phát hiện và xử lý loài ốc bươu xuất hiện làm hại lúa, bà con hãy tham khảo các biện pháp canh tác như sau:

  • Chọn giống lúa tốt, với tỷ lệ nảy mầm cao, đảm bảo cho năng suất thu hoạch cho bà con nông dân.
  • Tiến hành làm đất bằng phẳng, tránh để những khu trũng nước ở trên ruộng.
  • Để nhử ốc trồi lên, thực hiện cho nước vào ruộng sớm trước giai đoạn sạ rồi tiến hành cày để tiêu diệt ốc.
  • Nên bắt ốc từ lúc gieo sạ cho tới 2 đến 3 tuần sau, bắt ốc và ổ trứng vào lúc sáng sớm và chiều mát.
  • Để tạo điều kiện thu gom ốc bằng tay thuận lợi, cần đánh rãnh thoát nước kích thước 25x5cm và cách nhau từ 10 đến 15cm trên đồng ruộng cho ốc sống tập trung trong rãnh nước đó.
  • Thực hiện dùng cọc tre, sậy để cắm vào những chỗ bị ngập nước, mương kênh tưới nhằm mục đích thu hút ốc bươu vàng đến đẻ trứng và thuận tiện cho việc thu gom.
  • Nuôi thả vịt vào ruộng lúa để chúng ăn trứng ốc và con ốc non.
  • Vào giai đoạn bà con chuẩn bị làm đất thì cần cày sâu, bừa kỹ thì có thể diệt được ốc bươu vàng làm hại lúa đang tồn tại dưới ruộng.
  • Nhằm hạn chế ốc bươu vàng di chuyển và phá hoại lúa, cần điều tiết chế độ nước bằng cách tiến hành rút nước định kỳ cũng như giữ mực nước thấp ở khoảng 2-3cm.
  • Thăm đồng ruộng thường xuyên cũng như chủ động diệt trừ ốc bươu vàng từ thời kỳ đầu vụ.

Biện pháp sinh học phòng trừ ốc bươu vàng gây hại cây lúa

  • Dùng các thức ăn như rau muống, lá khoai,… để dẫn dụ ốc cho chúng tập trung đến ăn giúp người dân dễ dàng thu gom.
  • Dùng cành lá đu đủ, cây xương rồng, là mướp, lá thầu dầu, thân lá khoai mì, xơ mít, chặt thả xuống nước thì nhựa cây sẽ dẫn dụ ốc làm cho chúng say rồi nổi lên mặt nước giúp việc thu nhặt ốc dễ dàng hơn.
  • Sử dụng vôi bột để tiêu diệt ốc bươu vàng ăn lúa với liều dùng trên mỗi ha là 500kg. Có thể dùng vôi kết hợp với việc bón lót lân vào thời điểm chuẩn bị ruộng.

Sử dụng thuốc hóa học xử lý  ốc bươu vàng gây hại cây lúa

Đối với những ruộng lúa hiện có mật độ ốc bươu vàng cao thì bà con có thể sử dụng các loại thuốc hóa học để diệt chúng. Những thành phần có hoạt tính mạnh sẽ nhanh chóng xử lý loại ốc bươu vàng cũng như cả trứng của chúng.

Thuốc diệt ốc PILOT 15AB hiệu SIÊU ỐC dạng hạt rải (xanh/đỏ)
Thuốc diệt ốc PILOT 15AB hiệu SIÊU ỐC dạng hạt rải (xanh/đỏ)
Thuốc diệt ốc NP SNAILICIDE 700WP dạng bột hòa tan
Thuốc diệt ốc NP SNAILICIDE 700WP dạng bột hòa tan
Thuốc diệt ốc HAIHAMEC 3.6EC hiệu VUA DIỆT ỐC dạng nước (đục/trong/đục lỏng)
Thuốc diệt ốc HAIHAMEC 3.6EC hiệu VUA DIỆT ỐC dạng nước (đục/trong/đục lỏng)

Bài viết mới cập nhật:

Hotline Facebook Zalo